Tác phẩm chính Nguyễn_Đình_Chiểu

  • Lục Vân Tiên (truyện thơ Nôm, bắt đầu soạn khoảng 1851), gồm 2082 câu thơ lục bát. Đây là một "bản trường ca ca ngợi chính nghĩa, những đạo đức đáng quý đáng trọng ở đời" đã làm nên tên tuổi Nguyễn Đình Chiểu [17], và là một tác phẩm lớn của văn học Việt Nam, được nhân dân, đặc biệt là nhân dân Nam Bộ yêu chuộng [15]. Sau thời gian phổ biến theo lối truyền miệng, truyện Lục Vân Tiên đã được Duy Minh Thị (tên thật là Trần Quang Quang ở Chợ Lớn) khắc in lần đầu ở Trung Quốc trước năm 1864, và đã được các nhà văn như Aubaret, Abel de Michels, Bajot...dịch ra tiếng nước ngoài [18]
  • Dương Từ – Hà Mậu (truyện thơ Nôm, bắt đầu soạn khoảng 1854). Căn cứ bản Tân Việt (Sài Gòn, 1964) do Phan Văn Hùm sao lục và hiệu đính, thì tập thơ gồm 3.456 câu, trong đó phần lớn là thơ lục bát, có xen thơ luật Đường (33 bài) và các thể khác...[19]. Tác giả mượn câu chuyện này để nói lên thái độ của ông đối với đạo PhậtCông giáo Rôma mà ông không tán thành [20].
  • Ngư Tiều vấn đáp nho y diễn ca (Ngư tiều y thuật vấn đáp, 1867?), gồm 3.642 câu, trong đó phần lớn là thơ lục bát, có xen 21 bài thơ và một số bài thơ ca, phú…trích từ các sách thuốc Trung Quốc [21]. Đây là một quyển sách dạy nghề làm thuốc chữa bệnh, viết dưới hình thức truyện thơ Nôm. Song giá trị chủ yếu ở việc tác giả đã lồng tư tưởng yêu nước vào nội dung y thuật [22].

Ngoài ra, ông còn để lại khoảng 37 bài thơ và văn tế, trong số đó có nhiều bài nổi tiếng, như:

  • Chạy giặc (1859)
  • Từ biệt cố nhân (1859)
  • Tế Cần Giuộc sĩ dân trận vong văn (tức Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, 1861)
  • Mười hai bài thơ và bài văn tế Tướng quân Trương Định (1864)
  • Thơ điếu Đông các Đại học sĩ Phan Thanh Giản (2 bài, 1867)
  • Mười bài thơ điếu Ba Tri Đốc binh Phan Tòng (1868)
  • Lục tỉnh sĩ dân trận vong văn (Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh, chưa biết đích xác thời điểm sáng tác)[23].
  • Hịch kêu gọi nghĩa binh đánh Tây (chưa xác định thời điểm sáng tác)
  • Thảo thử hịch (Hịch đánh chuột, chưa xác định thời điểm sáng tác)
  • Ngóng gió đông (chưa xác định thời điểm sáng tác)
  • Thà đui (chưa xác định thời điểm sáng tác), v.v...